Thông báo về đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch COVID-19
1. Mục tiêu:
Dịch COVID-19 đang lan tràn trên thế giới, sau 4 tháng diễn biến đã có hơn 1,7 triệu người mắc, hơn 100.000 người tử vong và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khoảng 80% số trường hợp là bệnh nhẹ (người bệnh có thể tự phục vụ với sự trợ giúp của nhân viên y tế) và 15% là ca bệnh nặng (cần có sự chăm sóc 100% của nhân viên y tế). Khoảng 5% số bệnh nhân là nguy kịch (bắt buộc cần nhân viên chuyên khoa chăm sóc 100% và sử dụng nhiều loại trang thiết bị hỗ trợ xét nghiệm, điều trị, và chăm sóc) và tử vong chủ yếu xảy ra ở đối tượng này (30-50%).
Tỉ lệ tử vong ở các quốc gia là khác nhau. Ở Trung Quốc, số ca tử vong là 3,6 % trên tổng số ca nhiễm, tỉ lệ tử vong ở Ý khoảng >10%; nhiều nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và đã có một số lượng nhân viên y tế đã hy sinh vì nhiễm bệnh hoặc làm việc quá tải.
Trong đợt dịch bùng phát, sẽ có một số khó khăn như:
- Số lượng bệnh nhân tăng đột biến dẫn đến không đủ giường bệnh cũng như điều kiện chăm sóc, dẫn đến "vỡ trận" (như Vũ Hán - Trung Quốc, Deagu - Hàn Quốc, …)
- Thiếu máy móc, trang thiết bị vật tư tiêu hao, vận hành quá tải không có điều kiện bảo dưỡng, kiểm tra độ chính xác của máy.
Khủng hoảng trầm trọng đối với đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt trong lĩnh vực cần chuyên môn sâu, đội ngũ trợ giúp từ nơi khác đến chỉ phụ giúp chứ không làm thay hoàn toàn được. Đặc biệt, cần theo dõi, nhận định diễn biến tình hình bệnh, điều chỉnh các chế độ điều trị, … suốt 24 giờ liên tục trong nhiều ngày dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế.
2. Vai trò của công nghệ thông tin:
Thống kê chính xác sẽ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành Hội chẩn trực tuyến, bài giảng trực tuyến với nhiều qui mô khác nhau, tiết kiệm thời gian, chi phí Hội chẩn trực tuyến cho từng trường hợp cụ thể: do nhiều chuyên khoa phối hợp với nhau, nhiều lần tùy theo diễn biến của bệnh tại bệnh viện hoặc tại hiện trường hoặc trên đường vận chuyển (qua các thiết bị di động cầm tay).
3. Đề xuất cụ thể để đối phó với covid -19 của hội hồi sức cấp cứu – cấp cứu và chống độc Việt Nam:
- Thiết lập các trung tâm tư vấn tại: Hà Nội (cho các tỉnh phía bắc từ Hà Tĩnh trở ra), Huế (các tỉnh Thừa Thiên–Huế, Quảng Trị, Quảng Bình), Đà Nẵng (các tỉnh miễn Trung và Tây Nguyên), TP. Hồ Chí Minh (cho các tỉnh khu vực Đông-Tây Nam Bộ).
- Mỗi trung tâm: gồm nhiều chuyên khoa tham gia (Hội Hồi sức cấp cứu chịu trách nhiệm chính + Truyền nhiễm, Dược lâm sàng, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Vệ sinh dịch tễ, Vi sinh lâm sàng, Dinh dưỡng, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm (Huyết học – truyền máu, hóa sinh …) tùy theo điều kiện cụ thể.
- Trong trường hợp cần thiết, có thêm các chuyên khoa khác tham gia (như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết, Gây mê Hồi sức, …). Kinh nghiệm qua các trường hợp tử vong cho thấy: thường là các bệnh nhân rất nặng có biến chứng sốc, suy đa tạng hoặc trên nền đã có bệnh mãn tính nặng từ trước, …
- Cách thức làm việc: các cơ sở điều trị có bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên môn thì kết nối Hội chẩn trực tuyến. Có thể từng chuyên khoa hoặc nhiều chuyên khoa thảo luận cùng lúc để đưa ra giải pháp tối ưu vào thời điểm đó.
- Trong trường hợp cần thiết, các cơ sở có thể hỏi trưc tiếp ý kiến chuyên gia của từng chuyên nghành mà không cần theo vùng miền nữa.
- Đào tạo, tập huấn trực tuyến
- Chẩn đoán, tư vấn qua video trực tiếp từ xa
- Họp, giao ban chỉ đạo
- Chia sẻ tài liệu, văn bản
- Các ứng dụng gia tăng trên nền tảng: Chia sẻ hình ảnh Dicom, …
Với sự hỗ trợ từ Microsoft Việt Nam, ứng dụng nền tảng cộng tác Microsfot Teams đã được triển khai tại Bộ Y tế, Bênh viện Bạch Mai, Bệnh Viện E, … Về ngắn hạn, mục tiêu triển khai là phòng chống dịch COVID-19; về lâu dài, đây là công cụ CNTT phục vụ công việc quản lý chuyên môn hiệu quả thông qua ứng dụng cài đặt trên máy tính và điện thoại thông minh. Đây là nền tảng có hiệu năng, mức độ bảo mật tốt phục vụ theo đúng các mục tiêu đã đề ra:
- Trung tâm miền Bắc: đặt tại Bệnh viện Bạch Mai
- Trung tâm miền Trung: đặt tại Bệnh viện Trung ương Huế
- Trung tâm miền Trung và Tây Nguyên: đặt tại Bệnh viện Đà Nẵng
- Trung tâm hồi sức cấp cứu miền Nam: đặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Để đăng ký tài khoản sử dụng hệ thống, mỗi Bệnh viện, Tổ chức cử 01 cán bộ để cung cấp thông tin đăng ký và nhận lại tài khoản được cấp sau khi đăng ký. Đăng ký thông tin cấp tài khoản tại: https://bit.ly/2XwBBYa
Các đầu mối liên hệ hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cài đặt, sử dụng:
Hỗ trợ kỹ thuật:
Đặng Hữu Đạt - Số điện thoại: 0327 698 937 - Email: dat.dang@hdgmed.vn
Nguyễn Đức Bình - Số điện thoại: 0913 025 687 - Email: binhnd305@gmail.com
Trân trọng!